Notice: Undefined variable: found in /home/chobannhadat/public_html/include/counter/thongketruycap.php on line 62
Những trường đại học có kiến trúc lạ nhất thế giới

Kiến trúc: Những trường đại học có kiến trúc lạ nhất thế giới

Đại học Biblioteca Centre, Mexico bắt đầu mở cửa từ tháng 04/1956. Bên ngoài tòa nhà được bao phủ bởi một bức tranh sơn lát gạch. Mỗi bức tường thể hiện một phần lịch sử của Mexico: Pre-hispanic (thời kỳ trước khi bị Tây Ban Nha xâm lược), thuộc địa, đương đại và hiện đại.

Những tấm gạch sơn màu tạo một điểm nhấn vô cùng độc đáo.


Nhìn từ xa, tòa nhà trông hoàn toàn không phù hợp với khung cảnh hiện đại xung quanh.

 

Đại học Lomonosov Moscow State

Lịch sử các tòa nhà cao tầng ở Moscow: sau chiến tranh thế giới lần 02, để kỷ niệm 800 năm thành phố Moskva, đầu năm 1947 Stalin đã ra lệnh xây 08 tòa nhà khổng lồ kiểu bán cổ điển trong thành phố Moscow. Số 08 tượng trưng cho 800 năm. Đó là các tòa nhà trường Đại học Tổng hợp Moscow (MGU), tòa nhà Bộ Ngoại giao, khách sạn Leningrad, khách sạn Ukraine, hai tòa nhà chung cư và một tòa nhà hành chính. Tòa nhà thứ 08 thì ở lại dưới dạng bản thiết kế bởi người ta đã dừng xây dựng sau khi Stalin chết.


Sự tráng lệ trong kiến trúc của tòa nhà như một tòa nhà Quốc hội.

Tòa nhà chính của trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên M.V. Lomonosov (MGU) là tòa nhà lớn và cao nhất trong 07 tòa. Nó cũng là tòa nhà cao nhất trên thế giới ngoài thành phố New York vào lúc đó, và nó vẫn là tòa nhà cao nhất châu Âu cho đến năm 1990. Tòa nhà xây dựng từ năm 1949 đến năm 1953, nằm trên khu đồi Vorobiev (Đồi Chim Sẻ). 

Tòa nhà trung tâm cao 240 m với 36 tầng, được củng cố hai bên sườn là bốn cánh, gồm các ký túc xá cho sinh viên và giảng viên. Nó chứa tổng cộng 33km đường hành lang và 5.000 phòng. Các trang thiết bị bên trong tòa nhà bao gồm một phòng hòa nhạc, một rạp hát, bảo tàng địa chất, các dịch vụ quản lý khác nhau, các thư viện, hệ thống bể bơi dưới tầng ngầm, trạm cảnh sát, bưu điện, hệ thống dịch vụ cho sinh viên như tiệm giặt, tiệm cắt tóc, các canteen, các trụ sở ngân hàng, các quầy hàng, các quầy ăn tự phục vụ, một nơi tránh bom...

Lomonosov Moscow State đẹp lung linh và huyền ảo về đêm.

Trong lịch sử xây dựng các tòa nhà chọc trời ở Moscow có nhiều bí ẩn và truyền thuyết. Ví dụ, người ta nói rằng, trong tòa nhà chính của trường MGU có nhiều tầng hầm sâu trong lòng đất với các hành lang rất dài. Người ta nói rằng các hầm dưới tòa nhà chính của kích thước và số tầng được so sánh với tòa nhà chính nó, và có cả một thành phố ngầm nằm dưới tòa nhà. Ngoài ra, còn có một đường hầm bí mật nối liền trường MGU với biệt thự của Stalin.

Tòa nhà chính được thiết kế để trong trường hợp bị đánh bom nổ thì tòa nhà không sập xuống bên trong mà nó sẽ đổ về phía đồi Vorobiev. Các tầng dưới của tháp trung tâm được tính toán có thể chịu một cuộc tấn công hạt nhân mà không bị sập để vẫn có thể truy cập vào hầm ngầm dưới tòa nhà.

Ngoài tòa nhà cao tầng này còn có tòa nhà chung cư nằm ở bên bờ sông Moscva, cách quảng trường đỏ không xa. Địa chỉ tòa này là phố Kotelnhitreskaya naberezhnaya, 1/15 (Котельническая набережная, дом 1/15). Tòa nhà này rất đẹp, được xây dựng từ năm 1938 đến năm 1952. Tòa nhà cao 26 tầng nổi và 6 tầng ngầm. Chiều cao tòa nhà là 176 m. Trong tòa nhà có tổng cộng 540 căn hộ.

Đại học Freie

Thư viện Philologische Bibliothek ở Đại học Freie, Berlin, Đức, giống như một quả cầu thuỷ tinh lớn, mô phỏng hình dạng của một bộ não người. Đây là tòa nhà mới nhất trong khuôn viên trường, được mở cửa vào năm 2005. Thư viện đủ chỗ chứa cho 800.000 cuốn sách.

Khung cảnh bên trong thư viện.


Kiến trúc bên ngoài mô phỏng hình dạng não người.

Đại học HongKong 

Trung tâm Sáng tạo Truyền thông Run Run Shaw của Đại học HongKong được thiết kế bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Tòa nhà có nhiều thư viện, rạp chiếu phim, phòng học.

Công trình được đặt tên theo Sir Run Run Shaw, để ca ngợi những đóng góp của ông trong việc phát triển thành phố Hồng Kông. 

Trung tâm Sáng tạo Truyền thông Đại học HongKong cung cấp cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật trong lĩnh vực Truyền thông, giúp cho trường Đại học HongKong trở thành một trong những trường đại học hàng đầu ở châu Á về Truyền thông.

Toàn cảnh thiết kế đặc sắc có phần kỳ quặc của Run Run Shaw.

Tác giả thiết kế công trình - KTS Libeskind đã lấy âm nhạc làm cảm hứng cho thiết kế của mình. Ông nói:"Âm nhạc định hình ý tưởng của tôi về không gian. Không gian không chỉ có phần cứng, cơ sở hạ tầng, bê tông và kính. Nó phải có tâm hồn. Nó không chỉ kết nối trí tuệ mà còn là kết nối với cảm xúc, bạn có thể cảm nhận được tâm hồn nó".

Công trình cao 09 tầng với tổng diện tích khoảng 263.000m2 sàn, phục vụ cho khoảng 2.000 sinh viên và 500 giảng viên.

Tòa nhà mang cấu trúc hình học phức tạp. Các hình khối góc cạnh không đồng nhất đan xen nhau, tạo ra cảm giác biến đổi mạnh mẽ. Những bức tường nghiêng ở mặt đứng bằng bê tông cốt thép được gia cố với sàn và khung lõi chịu lực công trình bên trong nhằm đảm báo tính ổn định của kết cấu. Các kỹ sư sử dụng kỹ thuật mô hình tính toán tích hợp để phân tích các yếu tố có liên quan kết cấu nhịp lớn và độ bền của công trình, từ đó phát triển một giải pháp kết cấu có hiệu quả chi phí thấp mà vẫn thực hiện được ý đồ thiết kế.

Thiết kế bên trong không kém phần góc cạnh của tòa nhà.

Mặc dù có hình dáng phức tạp, song hơn 50% vật liệu công trình là những mô đun được tiêu chuẩn hóa, bao gồm dầm, cột, tường, sàn, cửa, buồng vệ sinh và phòng kỹ thuật. Điều này tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc xây dựng công trình. Ngoài ra với thiết kế mô đun lắp ghép, công trình còn có thể thay đổi công năng sử dụng trong tương lai.

Mỗi không gian của công trình, cho dù độc lập hoặc mở đều là có hình dạng phong phú, độc đáo. Sự khác biệt trong mỗi không gian đến từ độ nghiêng, chéo của tường trong phòng; hệ thống cửa sổ không đối xứng chia cắt các bức tường, từ giảng đường, phòng thí nghiệm máy tính, đến các không gian khác của tòa nhà như phòng biểu diễn, phòng triển lãm…

Các không gian đó như đối thoại với người sử dụng, trở thành “không gian tương tác”. Tại đây còn có các không gian rộng hơn lối đi truyền thống, nhưng hẹp hơn lớp học chính thức, được thiết kế để khuyến khích các hoạt động giao lưu ngẫu hứng và sự hợp tác tự phát.

Run Run Shaw - biểu tượng của trường Đại học HongKong.

Đại học Thiết kế và Nghệ thuật Ontario

Trung tâm Thiết kế Sharp thuộc Đại học Thiết kế và Nghệ thuật Ontario, Canada trông độc đáo với hình chữ nhật nổi. 

Trung tâm Thiết kế Sharp tại trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Ontario là một tòa nhà “có một không hai”, do kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Will Alsop thiết kế.

Hoàn thành năm 2004, một trung tâm của khoa Thiết kế và Kiến trúc cao 26m so với mặt đất, với 02 màu chủ đạo: đen và trắng. 12 chân thép màu ở các góc giống như những chiếc bút chì giúp cho ngôi nhà thêm kiên cố.

Liệu có ai hiểu nổi ngụ ý của nhà thiết kế đối với tác phẩm này không?

Năm 2005, Trung tâm Thiết kế Sharp đã nhận được giải thưởng xuất sắc do cơ quan Kiến trúc và Thiết kế Đô thị Toronto trao tặng.

Nguồn:

Nhận xét bài viết :